Hướng dẫn làm nến thơm bằng dứa đơn giản tại nhà

Làm nến thơm bằng dứa đang trở thành xu hướng mới trong việc lựa chọn sản phẩm nến thơm cho không gian sống. Với hương dứa tự nhiên, nến thơm này không chỉ mang đến mùi hương dễ chịu mà còn tạo cảm giác thư giãn và sảng khoái. Hãy cùng khám phá cách làm đơn giản qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn làm nến thơm bằng dứa
Hướng dẫn làm nến thơm bằng dứa

Chuẩn bị nguyên liệu làm nến thơm bằng dứa

Nguyên liệu làm nến thơm bằng dứa

1 quả dứa tươi: Nên chọn quả có kích thước vừa phải, vỏ dày và đứng vững khi đặt trên mặt phẳng. Dứa chín vừa sẽ có hương thơm tự nhiên và giữ được hình dáng đẹp khi khoét ruột.

Sáp nến: Bạn có thể sử dụng sáp ong, sáp đậu nành (soy wax) hoặc sáp paraffin tùy vào sở thích. Sáp đậu nành là lựa chọn phổ biến vì lành tính và giữ mùi tinh dầu tốt.

Tinh dầu: Có thể dùng tinh dầu dứa để tăng cường hương tự nhiên. Hoặc kết hợp với các loại như cam ngọt, vani, quế, bạc hà để tạo mùi hương độc đáo.

Tinh dầu cam ngọt

Bấc nến: Nên dùng bấc có đế kim loại để dễ cố định. Chọn loại bấc phù hợp với đường kính của khuôn dứa để nến cháy đều.

Xem thêm: Các loại bấc nến thường dùng và cách chọn lựa

Dụng cụ làm nến thơm bằng dứa

Dao và muỗng: Dùng để cắt phần đầu quả dứa và khoét ruột bên trong.

Nồi đun cách thủy: Dùng để làm tan chảy sáp nến mà không bị cháy khét.

Thìa khuấy: Để trộn tinh dầu vào sáp một cách đều và nhanh chóng.

Que gỗ hoặc đũa: Dùng để giữ bấc nến thẳng đứng trong khi đổ sáp.

Keo nến hoặc keo dán chịu nhiệt (nếu cần): Giúp cố định đế bấc vào đáy quả dứa trước khi đổ sáp.

Găng tay và khăn lau: Đảm bảo an toàn và sạch sẽ trong quá trình làm.

Các bước làm nến thơm bằng dứa

Bước 1: Làm sạch và tạo khuôn dứa

Cắt phần đầu quả dứa (phần cuống lá) để tạo miệng khuôn. Bạn có thể giữ lại phần nắp này để đậy lại khi không sử dụng nến, tạo điểm nhấn decor.

Dùng dao và muỗng khoét ruột dứa ra, giữ lại phần thịt để dùng cho món ăn hoặc làm sinh tố. Lưu ý khoét đều tay để phần vỏ không bị rách, và giữ lại một lớp thịt mỏng ở đáy để tránh sáp chảy ra ngoài.

Sau khi khoét xong, dùng khăn sạch thấm khô bên trong để hạn chế nước đọng, giúp sáp dễ bám và không bị nứt khi đông lại.

Các bước làm nến thơm bằng dứa
Các bước làm nến thơm bằng dứa

Bước 2: Làm tan chảy sáp

Đun sáp bằng phương pháp cách thủy: Đặt sáp vào một chén chịu nhiệt, đặt vào nồi nước đang sôi và khuấy đều cho đến khi sáp tan hoàn toàn.

Thêm tinh dầu thơm khi sáp đã tan chảy: Tùy vào thể tích nến mà bạn có thể nhỏ từ 5–10 giọt tinh dầu. Khuấy nhẹ để tinh dầu hòa quyện đều trong sáp.

Bước 3: Đổ sáp vào khuôn dứa

Cố định bấc nến vào giữa đáy quả dứa bằng keo nến hoặc keo dán chịu nhiệt. Đảm bảo bấc thẳng và đúng vị trí trung tâm.

Đổ sáp đã pha tinh dầu vào trong khuôn dứa một cách cẩn thận. Nên đổ chậm và đều tay để tránh tạo bọt khí.

Dùng đũa hoặc que gỗ gác ngang miệng dứa, kẹp đầu bấc để giữ cố định cho đến khi sáp đông hoàn toàn.

Chờ sáp nguội và đông cứng hoàn toàn, thường mất khoảng 2–4 tiếng tùy nhiệt độ môi trường.

Một số mẹo để nến thơm đẹp hơn

Để cây nến dứa của bạn không chỉ đẹp mắt mà còn giữ được hương thơm bền lâu và cháy đều, hãy lưu ý một số mẹo đơn giản dưới đây:

Hãy chọn quả dứa đứng vững, có vỏ dày, không bị mềm hay chảy nước. Dứa quá chín có thể dễ bị rách khi khoét ruột, làm hỏng khuôn.

Nếu dùng dứa để decor tiệc, nên chọn những quả có vân đẹp, màu sắc vàng tươi hoặc pha xanh để tăng tính thẩm mỹ.

Đừng chỉ dùng 1 loại tinh dầu. Kết hợp tinh dầu dứa với quế, cam ngọt, hoặc vani sẽ tạo ra hương thơm phong phú và hấp dẫn hơn.

Bấc nến quá dài có thể cháy nhanh và tạo khói đen. Trước khi đốt, hãy cắt bấc xuống còn khoảng 0.5–1cm.

Cắt bấc trước khi đốt
Cắt bấc trước khi đốt

Đặt nến trên khay sứ hoặc thủy tinh khi sử dụng để tránh sáp chảy ra ngoài hoặc làm bẩn bề mặt.

Nếu không dùng hết trong một lần, bạn có thể đậy lại bằng phần nắp dứa đã cắt lúc đầu để giúp nến giữ mùi lâu hơn và không bị bám bụi.

Tránh đặt nến ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao. Vì có thể làm chảy sáp trước khi sử dụng.

Nến dứa rất phù hợp để trang trí bàn tiệc, không gian ngoài trời hoặc những buổi tụ họp cuối tuần.

Lưu ý an toàn khi sử dụng

Thời gian đốt lý tưởng mỗi lần là từ 1 đến 2 giờ. Nếu đốt quá lâu, nhiệt độ cao có thể làm vỏ dứa bị mềm, chảy nước hoặc biến dạng, thậm chí gây cháy khét phần vỏ ngoài.

Sau khi tắt nến, hãy để nến nguội hoàn toàn trước khi đậy nắp hoặc di chuyển.

Không đặt nến gần quạt hoặc nơi có gió lùa mạnh để tránh ngọn lửa bị lệch. Gây cháy lan hoặc làm sáp chảy không đều.

Dù phần vỏ dứa khá chắc chắn, bạn vẫn nên đặt nến lên khay gốm, sứ hoặc thủy tinh. Tránh đặt trực tiếp lên mặt bàn gỗ, khăn trải bàn hoặc các chất liệu dễ hư hại do nhiệt.

Khi muốn tắt nến, dùng nắp đậy hoặc dụng cụ dập nến chuyên dụng để tránh bắn sáp.

Làm nến thơm bằng dứa không chỉ là một hoạt động thủ công thú vị mà còn mang lại nhiều giá trị thiết thực. Từ việc tận dụng nguyên liệu tự nhiên, tạo không gian sống dễ chịu, đến việc thể hiện gu thẩm mỹ và sự khéo léo của bạn. Nếu bạn yêu thích hương thơm thiên nhiên và muốn thử một cách decor mới lạ cho không gian sống. Hãy bắt tay ngay vào làm một chiếc nến dứa thơm mát, xinh xắn nhé!

Bài viết cùng chủ đề: