Giải thích các thuật ngữ làm xà phòng phổ biến

Thuật ngữ làm xà phòng có thể gây nhiều nhầm lẫn cho những ai mới bắt đầu. Làm xà phòng đôi khi sẽ có những thuật ngữ lạ và liên quan đến khoa học. Điều này có thể làm choáng ngợt những người mới bắt đầu tìm hiểu về làm xà phòng. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những thuật ngữ làm xà phòng qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ làm xà phòng
Thuật ngữ làm xà phòng

Thuật ngữ – A – B

Additive – Chất phụ gia: Các chất như màu sắc, hương thơm, hoặc chất tẩy da chết, làm thay đổi hình thức bên ngoài của sản phẩm cuối cùng và được thêm vào sau quá trình xà phòng hóa hoàn tất. Trong một số trường hợp, các loại dầu và bơ có thể được sử dụng để tạo ra một thanh xà phòng có khả năng dưỡng ẩm hơn.
Acid – Axit: Là một thuật ngữ khoa học để mô tả cái gì đó có độ pH dưới 7. Ví dụ, giấm hoặc trái cây họ cam quýt được coi là axit. Nhưng một số có thể có hại và gây hại cho da hơn, như axit trong pin có giá trị bằng 0. Còn được gọi là có tính axit.
Alkali-salts – Muối kiềm: Là axit béo đã được trung hòa bằng bazơ kiềm, như dung dịch kiềm.
Base – Bazơ: Chất kiềm dùng trong sản xuất xà phòng. Natri Hydroxide và Kali Hydroxide là base.
Bloom: Là một hiện tượng màu trắng hoặc mờ có thể xuất hiện trên bề mặt của thanh xà phòng sau một thời gian lưu trữ.

Thuật ngữ – C

Caustic – Ăn mòn: Là thuật ngữ chỉ sự ăn mòn của hóa chất lên vật liệu khác hoặc mô sống. Caustic có thể đề cập đến axit hoặc bazơ nhưng thường được sử dụng để mô tả hoạt động của bazơ.
Caustic Potash (Kali Hydroxide): là chất kiềm (bazơ) được sử dụng trong sản xuất xà phòng lỏng.
Caustic Potash Kali Hydroxide
Caustic Potash (Kali Hydroxide)
Caustic Soda (Natri Hydroxide): là chất kiềm (bazơ) được sử dụng trong sản xuất xà phòng bánh.
Chelating Agent: Một hợp chất liên kết với kim loại hòa tan. Trong xà phòng, điều này rất hữu ích nếu bạn có nước cứng. Điều này sẽ giữ cho các kim loại nặng không xâm nhập vào da. Và giúp chúng dễ dàng bị rửa trôi.

Thuật ngữ làm xà phòng – D – E – H

Detergent – Chất tẩy rửa: Một chất làm sạch tổng hợp, tương tự như xà phòng. Bao gồm các chất hoạt động bề mặt giúp loại bỏ bụi bẩn mà không tạo ra “cặn xà phòng”.
Exfoliation – Tẩy da chết: Quá trình sử dụng chất mài mòn, chẳng hạn như bột yến mạch. Để cải thiện việc loại bỏ tế bào da chết, tạo ra làn da mịn màng hơn.
Emulsifier – Chất nhũ hóa: Dùng để giúp dầu và nước hòa quyện. Một thành phần hữu ích trong xà phòng vì dầu giúp loại bỏ chất bẩn và nước sẽ rửa sạch chất bẩn.
Humectant – Chất giữ ẩm: Là chất giúp kéo nước từ không khí để tăng đặc tính giữ ẩm. Trong xà phòng, glycerine là phổ biến nhất.

Thuật ngữ – L – M – O – P

Lift: Đề cập đến độ mạnh hay điểm yếu của hương thơm trong một thanh xà phòng thành phẩm. Độ lift tốt cho thấy sức mạnh rất tốt và kéo dài. Độ lift kém có nghĩa là hương thơm rất thoang thoảng hoặc không lưu lại sau khi xà phòng hết tác dụng.

Melt Point: Là nhiệt độ tại đó chất rắn chuyển thành chất lỏng.

Opaque: Là vật liệu hay thành phần gốc xà phòng mà ánh sáng không thể xuyên qua. Ví dụ như bức tường.
Pour Temperature: Nhiệt độ đổ xà phòng vào khuôn sẽ cho kết quả tối ưu. Việc kiểm tra nên được thực hiện để xác định nhiệt độ tối ưu cho ứng dụng của bạn.
pH Level – Độ pH: Dựa trên thang điểm từ 0 đến 14, trong đó 7 được coi là trung tính, nghĩa là chất lỏng không phải là axit hay bazơ. Nước là một ví dụ. Càng xa số 7 (lên hoặc xuống), chất này càng gây kích ứng da. Độ pH tự nhiên của làn da khỏe mạnh là khoảng 5,5. Có nghĩa là nó có tính axit nhẹ. Xà phòng tốt có chỉ số pH từ 8 đến 9.
pH level - Thuật ngữ làm xà phòng
pH level – Thuật ngữ làm xà phòng

Thuật ngữ – S

Soap – Xà phòng: Là một hỗn hợp của muối kiềm của axit béo. Muối kiềm của axit béo hoạt động như chất hoạt động trên bề mặt và cho phép nước rửa đi bụi bẩn dầu mỡ. Trong thực tế, là một chất được chiết xuất từ dầu thực vật và/hoặc chất béo động vật đã được “xà phòng hoá” với dung dịch kiềm. Kết quả là muối kiềm của axit béo có tính chất làm sạch. Và không có các thành phần bổ sung (như sulfat) đã được thêm vào để cải thiện tính chất làm sạch.
Sodium Hydroxide: Có công thức phân tử NAOH, là một hóa chất ăn mòn và có tính bazơ mạnh. Với độ pH lớn hơn 13 khi hòa tan trong nước. Natri hydroxit được sử dụng trong sản xuất xà phòng để phản ứng với dầu và chất béo để tạo ra xà phòng.
Sodium Hydroxide
Sodium Hydroxide
Surface Tension – Sức căng bề mặt: Tính đàn hồi của bề mặt chất lỏng. Ví dụ, giọt nước có sức căng bề mặt cao nên chúng liên kết chặt chẽ với nhau. Trong sản xuất xà phòng, các sản phẩm như cồn isopropyl và các chất hoạt động bề mặt khác nhau được sử dụng để giảm sức căng bề mặt nhằm tạo ra các kết quả khác nhau.
Surfactant – Chất hoạt động bề mặt: Là chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa dầu và nước. Cấu trúc của chúng gồm phần ưa nước và phần ưa dầu. Nó có thể hoạt động như một chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt hoặc sự kết hợp của những chất này.
Sweating – Đổ mồ hôi: Một hiện tượng thường gặp khi làm tan chảy xà phòng. Hiện tượng đổ mồ hôi xảy ra khi xà phòng không được quấn chặt. Và glycerin trong xà phòng hút hơi ẩm từ không khí, tạo thành các hạt nước trên bề mặt.

Thuật ngữ làm xà phòng – T – U – V -W

Transparent – Trong suốt: Ánh sáng có thể đi qua và vật thể có thể được nhìn xuyên qua một cách dễ dàng. Ví dụ như cửa sổ.
Translucent – Mờ: Ánh sáng có thể xuyên qua nhưng vật thể sẽ mờ. Ví dụ, kính mờ.
Trace: Điểm trong phản ứng xà phòng hóa khi hỗn hợp trở nên đủ đặc để ngăn chặn sự phân tách dầu và dung dịch kiềm.
Unsaponifiables – Chất không xà phòng hóa: Phần dầu không tham gia vào quá trình xà phòng hóa. Và vẫn ở trạng thái tự nhiên trong thành phẩm.
Vanilla Stabilizer: Là chất giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự đổi màu trong xà phòng. Do thành phần hương thơm gọi là vanillin, thường được gọi là vani.
Wetting Agent – Chất làm ướt: Dùng để phá vỡ sức căng bề mặt của chất lỏng để nó dễ dàng lan rộng. Điều này rất hữu ích trong xà phòng để các giọt nước chiếm nhiều không gian hơn trên da của bạn. Giúp xà phòng thực hiện nhiệm vụ hút bụi bẩn và dầu.